Những vở diễn ấy bước ra ngoài cuộc sống
Hơn 30 năm về trước, nhà ai cũng chỉ có cái tivi đen trắng, thế mà tối thứ bảy nào cũng đông nghẹt người đến coi cải lương (CL). Đó là thời hoàng kim của sân khấu
cải lương (SKCL) .
Thật là thích thú khi ngồi trước màn ảnh nhỏ thưởng thức nhữngvở như : Ngao sò ốc hến, Tiếng hò sông Hậu, Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa, Nữ tướng cờ đào, Áo cưới trước cổng chùa…
Những vở diễn ấy đã thực sự bước ra ngoài cuộc sống, tồn tại trong trái tim của khán giả yêu thích bộ môn cải lương, một “món ăn đặc sản” của dân tộc Việt Nam.
Hồi ấy, khi xem xong một vở CL, khán giả có thể kể vanh vách nội dung vở, còn phần nhân vật thì họ nhớ rõ như đã thuộc lòng. Có được điều đó là do các soạn giả lừng danh đã khéo xây dựng cốt truyện và những nhân vật tuyệt vời.
Thật là xúc động khi xem chương trình trên tivi, thấy NS Thanh Kim Huệ hát ca cổ, bà con kêu lên : “Thị Hến kìa”, “gặp” Tuấn Thanh thì : “Anh Chơn kìa, còn chị Lài đâu chẳng thấy?”, coi NS Diệp Lang họ lại gọi là “Hội đồng Dư”, cứ thấy Bạch Tuyết là kêu “Cô Lựu”.
Còn những ai keo kiệt, bủn xỉn thì bị bà con gán cho cái tên “Trùm Sò”. Cả những câu nói của các nhân vật trong các vở cải lương cũng trở nên thông dụng trong giao tiếp của
người dân như : “Thiệt chết còn sướng hơn” ( trong vở Tiếng hò sông Hậu), “Tao đi ăn giỗ cả ngày nay có mệt mỏi gì đâu” ( Ngao sò ốc hến) hoặc “Tuy rượu quán nghèo nhưng nồng nàn hương vị…” ( Bên cầu dệt lua)…
Sau này đến thế hệ của Vũ Linh – Thanh Thanh Tâm có “Hòn vọng phu”, Tài Linh có “Bích Vân Cung kỳ án”, Ngọc Huyền có “Xử án Phi Giao”…Có thể nói khán giả trung thành với cải lương rất dễ thương nhưng cũng rất khó tính. Xem vở hay họ nhắc hoài, còn xem vở dở thì đừng hòng họ xem lại lần thứ hai.
Xem cải lương bây giờ
Còn bây giờ, khán giả xem cải lương rất tức cười. Nhiều người bảo “cải lương bây giờ tuồng nào cũng như tuồng nào, tụi tui khó mà nhớ và phân biệt”. Có lẽ vì thế mà khi xem xong vở, họ chẳng còn nhớ nổi tên của nhân vật trong vở mà họ chỉ nhớ tên của nghệ sĩ diễn trong vở.
Chẳng hạn :
- Ê ! Tối qua truyền hình hát tuồng X đó.
- Tuồng đó sao ?
- Thì diễn viên A yêu diễn viên B nhưng bị mẹ là diễn viên C không đồng ý, nhưng khổ nỗi diễn viên B sanh con, được chàng bác sĩ diễn viên D giúp đỡ và yêu, nhưng
không ngờ bác sĩ D lại là bạn thân của diễn viên A…
Thế đấy, khán giả chỉ biết kể cho nhau nghe như thế. Nghe mà buồn cười ra nước mắt. Còn đâu những lần xem truyền hình thấy nghệ sĩ họ lại kêu tên nhân vật gắn liền
với tên tuổi của diễn viên đó. Vì thế mà gần đây, diễn viên cải lương truyền hình nổi tiếng khá nhanh nhưng chưa có vai diễn để đời được.
Nhưng, nói đi thì cũng phải nói lại. Vì ở giai đoạn trước, khi CL sàn diễn còn cực thịnh, tuồng hát ngoài rạp vé bán chạy như tôm tươi thì CL truyền hình “mạnh” theo cũng là
điều dễ hiểu. Còn bây giờ, trong khi các đoàn hát vẫn phải đốt đuốc đi tìm kịch bản hay, mà cải lương truyền hình vẫn còn tồn tại, còn thu hút được khán giả – dẫu không
“thịnh ” như xưa – nhưng đó cũng là nỗ lực lớn của những người thực hiện sân khấu cải lương truyền hình.
Thời gian sau này, các Đài truyền hình từ địa phương đến trung ương cũng đã rất cố gắng khi dàn dựng lại một số vở cải lương ăn khách như : Cho rừng lại xanh, Công chúa Alysa, Khách sạn hào hoa, Ánh lửa rừng khuya, Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga, Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt… qua diễn xuất của các nghệ sĩ CL trẻ, khán giả xem tuy có thích nhưng họ cũng thấy còn “thiếu thiếu” một chút gí đó chứ không đủ “lửa” như thuở nào. Các nghệ sĩ CL trẻ hôm nay, thường gọi là “Truyền hình chi bảo” cũng chưa thật sự có thể gây ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả so với thế hệ “nghệ sĩ vàng” trước đây nên càng xuất hiện nhiều, nghệ sĩ đó càng làm cho khán giả nhàm chán bởi họ chẳng có chút gì mới mẻ trong ca diễn… Hoặc như chương trình Phim truyện cải lương với nhiều vở nổi tiếng như Nửa đời hương phấn, Hàn Mặc Tử, Tình cô gái Huế… quanh đi quẩn lại cũng có bấy nhiêu nghệ sĩ CL đoạt giải thưởng trong các cuộc thi, không có sự mới mẻ. Cách dàn dựng của những vở này dàn trãi, quá hiện đại so với nội dung kịch bản vốn đã “nằm lòng” với những người mộ điệu nên khiến khán giả ngao ngán. Do đó, khán giả vẫn thích tìm xem những vở cải lương xưa, kinh điển…
Xem cải lương ở đâu?
Hiện nay, đa phần người dùng khó có thể xem trọn vẹn lại các tuồng cải lương “đi vào cuộc sống” bởi nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng hình ảnh và bản quyền nội
dung.
Hiểu được điều đó, Truyền hình Clip TV – Truyền hình internet đã “mạnh tay” xây dựng kho Cải Lương vô cùng phong phú cho người dùng.
Tại đây, khán giả yêu CL sẽ được “tái ngộ” các tuồng CL, nghệ sĩ CL tên tuổi đã vang bóng một thời như: Vũ Linh, Ngọc Huyền, Phương Hồng Thủy, Hương Lan, Châu Thanh,
Ngọc Giàu, Minh Vương, Kim Tử Long… Đến với Clip TV, bạn sẽ hoàn toàn thưởng thức được trọn vẹn một tuồng CL với chất lượng tương đối tốt mà không sợ xem giữa chừng
không xem được nữa vì vấn đề bản quyền.
Khi được hỏi về vấn đề tại sao lại đầu tư vào cải lương, ông Phan Thanh Giản - Giám đốc Clip TV chia sẻ đơn giản : "vì hiện nay một đại bộ phận người lớn tuổi vẫn là đối
tượng mong muốn được thưởng thức nhiều nội dung cải lương, nhưng ở các dịch vụ trực tuyến thì rất ít nội dung này chính vì vậy việc xây dựng kho cải lương trước mắt
nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng đồng thời cũng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, không cho loại hình văn hóa phi vật thể này trở nên mai một. Ông Giản còn
cho biết thêm, thời gian sắp tới bên cạnh việc làm phong phú kho nội dung Cải Lương, Clip TV dự kiến phát triển thêm các nội dung dân tộc khác như chèo hay Quan họ".
Các bạn có thể thưởng thức loại hình nghệ thuật cải lương này thông qua Clip TV.
Bạn có thể tải về/sử dụng Clip TV thông qua
IOS: http://bit.ly/ClipTV_Truyen-hinh-Internet_iOS
Android: http://bit.ly/ClipTV_Truyen-hinh-internet_Android
Windowsphone: http://bit.ly/ClipTV_Truyen-hinh-internet_WP
Laptop: Cliptv.vn
Ứng dụng Clip TV trong các kho ứng dụng của Smart TV (Android TV, Tizen, WebOS).